Kỳ tích Nam Y chữa trị ung thư

SONG HÀNH CÙNG TÁC GIẢ GIẢI NOBEL

Thực tế 7 năm đã có hai tập thể các nhà khoa học phương tây được trao giải thưởng Nobel nhờ những công trình nghiên cứu có nội dung trùng lặp với lý thuyết chữa trị ung thư của Dược sĩ-Lương y Đào Kim Long có thể coi như bằng chứng gián tiếp xác nhận tư duy song hành cùng thời đại của nhà khoa học Việt Nam.

Ngày 24 tháng 4 năm 2011, anh Trọng Nguyễn (đã đổi tên), 51 tuổi, cán bộ ngành ngân hàng Hà Nội với gương mặt nhợt nhạt, chân lê khập khiễng xuất hiện tại phòng khám của lương y Đào Kim Long. Trước đó, sau hơn ba tháng nhược người vì cảm giác tức ngực, đau lưng, chân trái tê bì, suốt ngày mệt mỏi vì thời gian dài mất ngủ, chán ăn… ngày 26 tháng 3 đến bệnh viện Việt-Đức khám bệnh, anh được bác sĩ giới thiệu sang Bệnh viện tim chụp cộng hưởng từ (MRI) sống ngực. Bác sĩ chuyên khoa kết luận: “Đoạn ngang trong tủy ngực từ D2 đến D7 có khối u dài 78mm”. Bệnh nhân u tủy sống – thông tin không khác gì bản án chung thân bởi ngay sau đó ý kiến hội chẩn của bác sĩ Bệnh viện Việt-Đức và các bác sĩ Bệnh viện K Hà Nội đều thống nhất dựa trên kết quả chụp cộng hưởng từ, trường hợp của anh Nguyễn không thể phẫu thuật cũng không thể hóa trị truyền hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư bởi cấu tạo đặc thù của U thần kinh cột sống nằm ở vị trí liên quan đến quá nhiều bộ phận của cơ thể. Thực chất đó là tình trạng ung thư dây thần kinh (tế bào thần kinh cột sống tại khu vực phát triển vô tổ chức, phá vỡ cấu trúc tiêu chuẩn, gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng đối với sức khỏe). Ngay giải pháp cuối cùng – xạ trị cũng gắn liền với nguy cơ rủi ro cao. Tia xạ, dù sử dụng liều nhỏ nhất – đồng thời với tác dụng phong tỏa, ngăn không cho khối u phát triển rộng hơn, song cùng với việc tiêu diệt tế bào gây bệnh, cũng có thể sát hại tế bào khỏe mạnh (hậu quả sẽ dẫn đến bại liệt, teo cơ chân trái hoặc nửa người). Trường hợp không áp dụng giải pháp này, chậm nhất sau hai năm, bệnh nhân sẽ trở thành người tàn phế. Vì thế, theo bác sĩ, chỉ còn cách xạ trị mạo hiểm và hy vọng vào yếu tố may mắn.

Sau gần một tháng “ăn không ngon, ngủ không yên” đắn đo giữa hai giải pháp: xạ trị mạo hiểm và Nam Y, mặc dù được người thân đã khỏi bệnh mách bảo – song vì anh ta bị bệnh khác, nên không có gì chắc chắn, 10 giờ sáng ngày 24 tháng 4 năm 2011, con người xấu số quyết định lựa chọn giải pháp thứ hai – tìm đến Lương y Đào Kim Long. Trực tiếp thăm khám bệnh nhân, ông Long ghi vào hồ sơ bệnh án: U tủy sống D2 – D7 xấp xỉ 75mm (theo kết luận chụp MRI); cảm giác tức mạng sườn; chân trái tê bì, bắt đầu có hiện tượng teo cơ, nhỏ hơn chân phải; tiểu bí; huyết áp 120/80; đại tiện 2-3 ngày/lần. Cùng với cắt thuốc theo trường phái Kỳ Môn Y Pháp do bản thân sáng tạo nhằm làm sạch nội môi, tái xác lập trạng thái cân bằng trao đổi chất trong cơ thể và tăng cường sức khỏe toàn thân, ông Long cho bệnh nhân uống thêm Linh đan Thiềm Ô Châu (thực phẩm chức năng bí truyền tinh luyện từ con cóc Việt Nam) nhằm kích thích và tăng cường khả năng miễn dịch. Mỗi tuần, bệnh nhân được châm cứu một lần (theo môn phái Thần châm), để huy động năng lượng nội sinh, đồng thời kích thích hệ đề kháng ngăn ngừa sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư.

Lý giải lý do nhiều năm áp dụng châm cứu trong điều trị ung thư và thực tế đã mang lại hiệu quả, lương y Đào Kim Long khẳng định: Thuật châm cứu chính là nỗ lực khai thác khả năng loại dị vật tự nhiên vốn có của cơ thể sống. Tế bào ung thư cũng là một dạng dị vật, nhờ khả năng kỳ diệu này, cho dù trong cơ thể chúng ta hàng ngày vẫn xuất hiện hàng ngàn tế bào lạ nhưng chỉ có số ít người ngã bệnh. Trường hợp không thể “tiêu diệt tại chỗ”, cơ thể sẽ “bao vây” cô lập vật thể lạ bằng lớp vỏ bọc đặc biệt phủ lớp mỡ bên ngoài điển hình như trường hợp những nạn nhân chiến tranh bị mảnh bom, mảnh đạn găm vào phần mềm bên trong cơ thể ở vị trí không thể phẫu thuật. Không chỉ cơ thể con người bẩm sinh có khả năng loại bỏ dị vật để sinh tồn, hầu như tất cả các cơ thể sống – thậm chí đến nhuyễn thể có vỏ cứng như loài trai cũng có khả năng này. Không thể loại bỏ được hạt cát tình cờ hoặc do con người cấy vào cơ thể, con trai sẽ huy động chất xà cừ bao bọc “dị vật” vô hiệu hóa hoạt động của nó, lâu ngày biến thành hạt ngọc.

Gần bốn tháng đều đặn mỗi tuần một lần được thầy Long trực tiếp châm cứu, hàng ngày sắc thuốc uống kèm Linh đan Thiềm Ô Châu, ăn ngon miệng, ngủ đẫy giấc, cảm giác tê bì ở chân trái mất dần, hiện tượng teo cơ chấm dứt, sinh hoạt làm việc bình thường, ngày 22 tháng 7 năm 2011, anh Trọng Nguyễn hết sức ngạc nhiên không tin vào mắt mình khi nhận kết quả thăm khám cũng tại Bệnh viện Tim Hà Nội kết luận chụp cộng hưởng từ do Bác sĩ Bùi Quang Huynh và NT Nguyễn Mậu Định thực hiện kết luận: Tủy ngực có kích thước bình thường, không thấy khối u hoặc thay đổi bất thường trong lồng ngực, tổn thương cũ ngày 26/03/2011 không còn trên tất cả các chuỗi xung đã thăm khám. Khối u biến mất, bệnh hiểm coi như đã bị đánh bại.

Theo quan điểm của Dược sĩ-Lương y Đào Kim Long, với các bệnh nhân u thần kinh như trường hợp của anh Trọng Nguyễn và u não, không nên giải quyết bằng phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Lý do vì cấu tạo đặc thù của khối u thần kinh, cả ba giải pháp này đều gắn liền với những biến chứng hủy hoại sức khỏe hết sức tai hại (trường hợp bệnh nhân may mắn thoát chết) như bại liệt, mắc các bệnh tâm thần, tàn phế… Ngay tại Mỹ, quốc gia có nền y học pháp triển hàng đầu thế giới, song tỷ lệ tử vong – theo số liệu thống kê năm 2010 do áp dụng các giải pháp trên vẫn xấp xỉ 60%; tại Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2008, tỷ lệ này là 82%.

Đã nhiều năm người thầy thuốc Việt Nam kiên trì chủ trương chữa bệnh ung bướu theo quy luật sinh học. Ông Long lý giải, bản thân khả năng đề kháng của cơ thể – trong điều kiện khỏe mạnh có thể tự chiến thắng mọi kẻ thù từ bên ngoài (vi trùng, virus) xâm nhập vào cơ thể cũng như mọi tế bào lạ xuất hiện bên trong cơ thể do hậu quả rối loạn trao đổi chất. Trong khi rối loạn trao đổi chất chủ yếu là hậu quả của tình trạng nội môi bị ô nhiễm (vì nhiều nguyên nhân trong đó có ngộ độc thức ăn, nhiễm độc môi trường, nhiễm độc do sử dụng tân dược…) Các bài thuốc và phương pháp châm cứu được áp dụng tại cơ sở Nam Y Đạo Pháp đều nhằm làm sạch nội môi, củng cố sức khỏe toàn thân và kích thích tăng cường sức mạnh chiến đấu của hệ miễn dịch – không gây tác dụng phụ tiêu cực.

Kể từ trường hợp chữa trị thành công ca u não đầu tiên năm 2000 cho chị Hương (Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội), đến nay Lương y Đào Kim Long đã mang lại niềm vui cho hàng chục nạn nhân u thần kinh, u não khác. Điển hình là anh Nguyễn Đình Thái (u dây thần kinh số 8, đường kính 3cm) ở Tân Ấp, Ba Đình, Hà Nội; ông Đào Văn Tiếp (u não) ở Tiến Bảo, Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh; và anh Chu Văn Sơn (u não) ở Lai Khánh, Lai Thượng, Thạch Thất, Hà Nội…

Người ngoài cuộc có thể cảm thấy bình thường khi nghe câu chuyện của anh Trọng Nguyễn nhiều may mắn, song để có được thành quả như ngày hôm nay, cựu giảng viên Đại học Dược Hà Nội – Dược sĩ-Lương y Đào Kim Long đã trải qua chặng đường khá dài gần nửa thế kỷ nghiền ngẫm nhiều tủ sách Đông – Tây cũ, mới, trèo đèo, lội suối vượt hàng ngàn cây số khắp vùng núi Tây Bắc và dải Trường Sơn điều tra, sưu tầm thảo dược, tự tay thăm khám và chữa trị hàng vạn người bệnh. Xuất thân từ gia đình có truyền thống chữa bệnh bằng y học dân tộc cổ truyền lại được trang bị kiến thức hiện đại của Đại học Y Dược Hà Nội, ngay từ khi mới vào nghề cuối thập kỷ 60 thế kỷ trước, ông Long cho rằng, muốn chữa bệnh có hiệu quả, người thầy thuốc phải biết cơ chế phát sinh bệnh. Trong nhiều năm hành nghề, riêng với bệnh ung thư, với kiến thức giải phẫu học, bệnh học, sinh hóa… của Tây Y, nghiên cứu về mạch và tứ chẩn của Đông Y, thực tế điều trị người bệnh đã giúp ông lý giải nguồn gốc phát sinh của bệnh. Không phải ngẫu nhiên, khi biết rằng, cho dù đã có lịch sử phát triển hàng chục ngàn năm, song các bệnh có nguồn gốc từ gan bị ô nhiễm lại được Đông Y xếp hạng chót trong “tứ chứng nan y” (phong, lao, cổ, lại) – phong (hủi, cùi) và lao là hai bệnh nhiễm trùng đã được Tây Y giải quyết bằng thuốc kháng sinh, riêng cổ (xơ gan cổ chướng) và lại (ung thư) đến nay vẫn là bệnh nan y. Thực chất, ông Long khẳng định cả hai bệnh sau đều là hậu quả trạng thái rối loạn chuyển hóa và đều xuất phát từ gan. Nó hoàn toàn không phải là nguyên nhân gây bệnh như cách lý giải kinh điển phổ biến. Cụ thể, ung thư là hậu quả của tình trạng rối loạn chuyển hóa protein (bài “Thầy ta cũng chữa được ung thư? Tri Thức Trẻ số 149/2005).

Thực tế khám chữa bệnh chính là chứng cứ để nhà khoa học khẳng định như vậy. Nhìn chung tất cả những người bệnh đến khám (có kết quả xét nghiệm sinh hóa của bệnh viện hay không) – Dược sĩ-Lương y Đào Kim Long nói tiếp – đều có biểu hiện chuyển hóa cơ bản tăng. Tùy mức độ nặng, nhẹ của con bệnh và từng loại bệnh cụ thể – lương y có trình độ sẽ nhận thấy mức độ phát nhiệt từ huyệt Lao Cung trong lòng bàn tay với cường độ khác nhau. Mạch người bệnh bao giờ cũng cường hóa và rối loạn. Đối chiếu với kết quả xét nghiệm, sau thời gian dài nghiên cứu, ông Long đã rút ra kết luận quan trọng: Người bị các bệnh dạng dị ứng như nổi mề đay, á sừng, egzema… thường là nạn nhân của tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid; Người bị bệnh huyết áp cao, rối loạn tim mạch… thủ phạm là rối loạn chuyển hóa lipid sinh ra cholesterol trong máu cao; và tình trạng rối loạn chuyển hóa protein sẽ sinh ra các bệnh ung bướu.

…Cuối năm 1992, tại Hội nghị Khoa học Đại học Dược Hà Nội, – Dược sĩ-Lương y Đào Kim Long kể – tôi đã trình bày lý luận trên, kiến thức rút ra từ thực tiễn nghiên cứu và điều trị bệnh ung thư theo Nam Y của mình. Trong các nhà khoa học có thâm niên nghiên cứu nhiều năm, tôi gặp lại thầy Trương Công Quyền, thầy Đặng Thanh Phúc. Tuy không có ý kiến phản bác song nhìn chung mọi người vẫn chưa thật tin tưởng. Giáo sư Trương Công Quyền bảo tôi rằng: Nghe anh nói cũng có lý, riêng cách chẩn đoán bằng bắt mạch, tôi thấy nó mù mờ lắm, nhưng tôi già rồi, các anh cứ chủ động nghiên cứu tiếp và không bao giờ được phép xa rời y học thực nghiệm.

Thời ấy – hồi năm 1992, nhìn chung mọi người vẫn chưa thật tin tưởng lập luận của Dược sĩ-Lương y Đào Kim Long cũng là điều dễ hiểu bởi lý thuyết về bệnh ung thư của ông khác xa lý thuyết kinh điển phổ biến và tất nhiên phương pháp điều trị cũng không giống Tây Y.

Cụ thể, theo ông Long, các khối u chỉ là hậu quả của con bệnh. Một khi quá trình chuyển hóa protein bị rối loạn, thân nhiệt đột ngột tăng cao bắt buộc cơ thể phải sinh ra những khối u để dung nạp năng lượng dư thừa. Nếu một u vẫn chưa đủ, sẽ xuất hiện cái thứ hai, thứ ba… thậm chí cái thứ 100 (trong bệnh u hạch), chúng mọc khắp người. Như vậy những khối u đó là hậu quả của con bệnh, một mặt là bệnh, mặt khác đóng vai trò tạm thời giúp cơ thể tự vệ chống lại bệnh, vì nếu không có những khối u dung nạp năng lượng dư thừa trong quá trình đốt cháy khốc liệt như thế, cơ thể sẽ suy sụp nhanh chóng và người bệnh sẽ chết do sốt cao. Do vậy, trừ một số dạng ung thư có thể phẫu thuật cắt bỏ, đa phần phải tôn trọng và không nên tiêu diệt chúng. Nếu muốn chữa tận gốc ung thư, nhất thiết phải lập lại trạng thái cân bằng trong chuyển hóa protein. (bài “Thầy ta cũng chữa được ung thư? Tri Thức Trẻ số 149/2005).

Tháng 11/2004 tập thể ba nhà khoa học Aaron Ciachenovez, Avram Heshko người Ixraen và Ivwin A.Rose người Mỹ đăng quang giải thưởng Nobel hóa học nhờ công trình nghiên cứu trong đó họ lý giải cơ chế phát sinh bệnh ung thư – vì rối loạn chuyển hóa protein – tương tự lý luận của Dược sĩ-Lương y Đào Kim Long đã được giới thiệu cuối năm 1992 sau nhiều năm thực tiễn nghiên cứu và chữa bệnh. Như vậy về phương diện học thuật, lần thứ nhất Dược sĩ-Lương y Đào Kim Long đã song hành cùng tập thể tác giả Nobel hóa học năm 2004.

Không trực tiếp tiêu diệt khối u như ba giải pháp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị phổ biến của Tây Y, bởi theo ông Long, thứ nhất, cả ba giải pháp chỉ giải quyết hệ quả, không giải quyết nguyên nhân; thứ hai, “lợi bất cập hại”, không chỉ hủy diệt tế bào “xấu” mà cả tế bào hoàn toàn khỏe mạnh; thứ ba, gây ô nhiễm nội môi, (nhất là xạ trị và hóa trị, làm cơ thể bị suy sụp vì nhiều tác dụng phụ tai hại). Qua hơn 40 năm hành nghề, độc nhất bằng thảo dược “cây nhà, lá vườn” trong nước, châm cứu và vài năm gần đây có thêm Linh đan Thiềm Ô Châu, cơ sở Nam Y Đạo Pháp của Dược sĩ-Lương y Đào Kim Long đã kéo dài cuộc sống nhiều năm cho rất nhiều bệnh nhân ung thư.Nhiều người trong số họ hiện vẫn sống khỏe mạnh và lao động bình thường. Một số đã được Tri Thức Trẻ giới thiệu với bạn đọc trong vài năm qua, điển hình như ông Lý Chung Yên (Lee Jung Teol) công dân Hàn Quốc, chủ nhà hàng Gà tần sâm – Ginseng Garden Restaurant 25 Ngọc Khánh, Hà Nội, từng bị ung thư bàng quang tái phát sau 7 lần phẫu thuật, trong bài “Đồng hương thần y HơDzun gõ cửa lương y đồng hương ông tổ thuốc Nam Tuệ Tĩnh” Tri Thức Trẻ số Tết 2008; chị Sinh, ung thư tuyến giáp, trong bài “Ung thư di căn vẫn sinh con” Tri Thức Trẻ số Tết 2010; ông Chu Bá Phồn, ung thư phổi, trong bài “Người ung thư thích làm thơ” Tri Thức Trẻ số 313/2010.

Để giúp cơ thể chiến thắng bệnh hiểm như các trường hợp đã kể, trong những hiệu ứng mà giải pháp của Dược sĩ-Lương y Đào Kim Long đã áp dụng, ngoài tác dụng làm sạch nội môi, bồi bổ sức khỏe, các bài thuốc và việc châm cứu của ông còn phát huy tác dụng “không ngừng củng cố khả năng chiến đấu của hệ đề kháng cơ thể trong nỗ lực loại bỏ tế bào ung thư (bài “Ung thư di căn vẫn sinh con” Tri Thức Trẻ số Tết 2010).

Gần đây, thay vì áp dụng ba biện pháp tiêu diệt ung thư theo truyền thống Tây Y, can thiệp bằng phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, tập thể ba nhà khoa học GS. Ralph Steinman, Canada, GS. Bruce Beutler, Mỹ và GS. Juless Hoffmann, Luxembourg, nghiên cứu sử dụng vaccine kích thích hệ đề kháng chống lại tế bào ung thư và họ đã thu được kết quả ban đầu trong điều trị một số trường hợp ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư thận thành công đã giúp họ được tôn vinh giải Nobel y học năm 2011.

Xét về mặt học thuật, giải pháp của ba nhà khoa học phương Tây tuy có tiến bộ so với các giải pháp Tây Y cũ song vẫn thua xa giải pháp của Dược sĩ-Lương y Đào Kim Long. Lý do: giải pháp của “Tây” kém linh hoạt, hiệu quả hạn chế và chi phí tài chính quá cao. Cụ thể, cách làm mang nặng tính thụ động, phải chờ khối u xuất hiện mới lấy mẫu điều chế vaccine – chỉ mang lại hiệu quả với một số dạng ung thư mà chi phí chữa trị “cắt cổ” chưa kể các khoản dịch vụ khác, riêng một liều vaccine bệnh nhân đã phải chi một khoản tiền khổng lồ: 93 ngàn USD.

Trong lĩnh vực nghiên cứu và chữa trị bệnh ung thư – lần thứ hai nhà khoa học Việt Nam song hành cùng đồng nghiệp phương Tây.

Ngọc Báu
Tri Thức Trẻ số Tết 376-377-378 ngày 1/1/2012.