Nam Y Đạo Pháp – Nền Y khoa đất Việt
Tôi tiên sư kính đạo tiên sư
Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn cán bộ y tế xây dựng một nền y học của dân tộc: “Trong những năm nước ta bị nô lệ, thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”. Lời di huấn của Người như khắc sâu vào trái tim của mỗi lương y Việt Nam nói chung, và những môn tử của Nam Y Đạo Pháp nói riêng.
Là người kế thừa và phát triển nền Nam Y, bắt đầu tính từ ông tổ Chử Đồng Tử, Tuệ Tĩnh, GS. TSKH Đỗ Tất Lợi, dược sĩ, lương y Đào Kim Long được biết đến như một tấm gương sáng về y đức, cống hiến tuổi trẻ và nhiệt huyết cho nền y khoa của một dân tộc.
Nam Y là văn hóa chữa bệnh của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ nền y học dân gian Việt Nam. Trong quá trình phát triển Nam Y tỏ ra là một ưu thế, khi khai phá nền y học giao thoa giữa Đông y và Tây y, kế tục và kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại để trở thành “Quốc Y” của dân tộc, đánh dấu nền y học thuần túy Việt Nam, giải phóng khỏi nghìn năm ảnh hưởng của Trung Hoa.
Nam Y Đạo Pháp sử dụng các vị thuốc trong các ô của Kỳ Môn Y Pháp -nhằm điều hòa được các chuyển hóa vật chất trở về các chỉ tiêu sinh học bình thường; sự linh diệu của Thần châm có tác dụng thu hút năng lượng để phục hồi cơ và xương bị thái hóa, ứng dụng phản ứng tự vệ để điều năng lượng trong cấp cứu; linh đan Thiềm Ô Châu với những thành công trong việc chẩn trị bệnh ung thư và những ứng dụng cao từ sâm Ngọc Linh. Chính vì vậy, Nam Y Đạo Pháp đã chữa trị thành công rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo trong đó có các bệnh rối loạn chuyển hóa cơ bản, tiểu đường, huyết áp, tim mạch, hen phế quản, các bệnh máu và các bệnh ung thư… cho bệnh nhân khắp trong nước và quốc tế.
Thành tích đó thật đáng tự hào đối với sự phát triển của Nam Y, song con đường phía trước vẫn đầy khó khăn và thử thách. Vì vậy, mỗi một môn đồ của Nam Y Đạo Pháp cần phải không ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi và cống hiến để phát triển hơn nữa nền quốc y Đại Việt.
Tôn vinh nền y khoa của dân tộc Việt Nam thì điều chúng ta khổng thể quên là những người thầy thuốc thầm lặng hy sinh, cống hiến toàn tâm, toàn lực cho sự phát triển của nền y khoa. Một phép toán đơn giản đặt ra, nếu không có những sự hy sinh thầm lặng đó chúng ta có còn lại một nền y khoa như vậy không? Vì vậy, dưới bất kỳ lý do nào, chúng tôi – những người đi sau của thế hệ vẫn luôn hướng tới tôn vinh công lao của những “Người Mẹ”- “ Lương y như từ mẫu”. Và mong rằng, trong tương lai chúng ta có được đội ngũ y nhân như thế!
Thay lời cuối, chúng tôi xin trích lại câu nói của Dược sĩ, Lương y Đào Kim Long, để thế hệ đi sau có thể thấy được tập hợp sức mạnh của trái tim, khối óc và cái tâm: “Chúng ta cần kế thừa và nghiên cứu phát triển Nam Y tiếp cận với y học hiện đại cùng với tất cả các nền văn hóa y khoa khác để bảo vệ sức khẻo toàn dân. Bản thân tôi sẽ cố gắng khỏe mạnh, minh mẫn cùng với học trò tiếp tục viết bài để giáo huấn các đệ tử Nam Y, và cũng có thể để những người yêu mến nền y khoa ngàn năm của đất Việt có thêm tài liệu tham khảo và có cách phòng, chữa bệnh riêng cho mình”. Đến ngày nay, khi đã bước vào tuổi “ngoại thất tuần” Dược sĩ, Lương y Đào Kim Long luôn mang theo kiến thức, phương pháp, đam mê để tiếp nối sự nghiệp y dược khoa ngàn năm của đất Việt.
Tuệ Huế
Thời báo Mêkông, Số 19+20, Tháng 7/2012
Tags: Nam Y, Nam Y Đạo Pháp, nền Y khoa thuần Việt