“Sống” hay “sống sót” sau ung thư trực tràng

Anh Quang và thầy Đào Kim Long
Tôi năm nay hơn 40 tuổi, là giảng viên một trường đại học, có mẹ ở độ tuổi bảy mươi, là cán bộ ngành y tế đã nghỉ hưu, mắc bệnh ung thư trực tràng trong khi thể lực rất không tốt. Tôi viết những dòng này nhằm cung cấp thông tin tham khảo cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư, mà hiện được coi là án tử hình.

Năm 2007, sau một thời gian khoảng 6 tháng đi đại tiện ra máu, bác sỹ bảo mẹ tôi mắc bệnh ung thư trực tràng, khối u đã khá lớn, chiếm gần hết tiết diện của trực tràng nên việc bài tiết rất khó khăn. Khoảng tháng 4/2007, mẹ tôi được nhập viện K, GS – BS của khoa phẫu thuật 2 xác định giải pháp cho mẹ tôi là phẫu thuật càng sớm càng tốt để cắt bỏ khối u, nếu không có thể tắc ruột. Tôi có hỏi BS của Bệnh viện K rằng, cơ may của mẹ tôi là bao nhiêu phần trăm, thì hầu như không có câu trả lời. Một áp lực tâm lý nữa cho mẹ tôi lúc đó là hàng xóm của nhà tôi còn có 4 cụ nữa trạc tuổi mẹ tôi, cũng mắc bệnh ung thư trực tràng và đều đã qua đời.

Có một điều không may và cũng là may mắn đối với mẹ tôi. Mẹ tôi mắc bệnh tiểu đường type 2, khi đó chỉ số đường huyết luôn ở mức rất cao (khoảng 11-12). Không may là ở chỗ, vì chỉ số đường huyết cao nên không thể làm phẫu thuật ngay được. Mẹ tôi được chuyển sang điều trị nội trú tại BV Bạch Mai. Tôi nhìn thấy chỉ định của BS ở BV Bạch Mai là tiêm Insuline mỗi ngày 1 ống. Sau 2 ngày thì không những chỉ số đường huyết của mẹ tôi không giảm mà có những hôm đạt đến mức 14. Khi đó, tôi nghĩ, chắc do mẹ tôi quá căng thẳng và lo sợ, ăn ít, không ngủ được. Cũng cần nói thêm rằng, thể trạng của mẹ tôi lúc bấy giờ không được tốt. Mẹ tôi từng hai lần mổ sỏi thận tại BV Việt Đức (1997 và 1999), là bệnh nhân máu nhiễm mỡ, hàng ngày vẫn phải uống thuốc. Còn điều may mắn là ở chỗ, do mẹ tôi phải điều trị tiểu đường nên tôi có thời gian nghiên cứu và tìm phương cách điều trị cho mẹ tôi thay vì cách điều trị bằng phẫu thuật và xạ trị. Khi đó, tôi cho rằng, mẹ tôi không đủ sức khỏe để “sống sót” sau phẫu thuật và xạ trị (Mẹ vợ của bạn tôi, trẻ hơn và khỏe hơn mẹ tôi, đã không thể chịu được đến lần xạ trị thứ tám ở Singapore nên đã qua đời).

Sau một tuần kể từ khi phát hiện mẹ tôi mắc ung thư trực tràng, công việc chính của tôi là phục vụ mẹ ở BV và dành thời gian đọc các tài liệu tham khảo về ung thư trực tràng. Sau khoảng một tuần đọc tài liệu, tôi tìm được một kết luận khá quan trọng đối với tinh thần của mẹ tôi, đó là, kết luận của một chuyên gia người Mỹ, rằng, “người ta không chết do ung thư, mà chết do điều trị ung thư”. Sau khi tôi thuyết phục mẹ tôi tin vào điều này, tinh thần mẹ tôi phấn chấn hẳn lên, quyết tâm chữa bệnh, lần đầu tiên sau một tuần biết bị bệnh ung thư, mẹ tôi ăn được một bữa cơm ngon miệng. Nhưng vấn đề đường huyết thì vẫn còn đó.

Đối với tôi, vấn đề còn lại là chọn hướng điều trị cho mẹ tôi như thế nào cho phù hợp với thể trạng của mẹ tôi, trong khi kiến thức và hiểu biết về vấn đề này của bản thân rất hạn chế. Thực lòng mà nói, tôi rất hoang mang. Liệu rằng cách nghĩ của tôi có đúng không? Đối với bệnh ung thư trực tràng, ngoài phẫu thuật và xạ trị thì còn có cách điều trị hiệu quả nào khác không? Nếu mẹ tôi có mệnh hệ gì thì tôi có gánh được trách nhiệm trước gia đình không?? Cũng chính vì những trăn trở này mà tôi quyết định viết ra những dòng này để đành cho những ai có người thân bị mắc bệnh tương tự như mẹ tôi có thêm thông tin tham khảo.

Rất may trong thời gian đó, tôi được một người bạn giới thiệu về DS – Lương y Đào Kim Long (Mẹ của bạn tôi cũng đã từng mắc bệnh ung thư gan). Tôi bắt đầu tìm tài liệu về DS – Lương y Đào Kim Long. Thật bất ngờ là, theo DS – Lương Y Đào Kim Long, nếu điều trị ung thư theo đơn thuốc của Ông thì những bệnh về tiểu đường hay máu nhiễm mỡ đều khỏi. Sau đó, tôi tìm hiểu thêm, và biết rằng, DS – Lương y Đào Kim Long nguyên là giảng viên của ĐH Dược Hà nội. Ông đã khéo léo kết hợp giữa truyền thống với hiện đại; giữa “gia truyền” với nghiên cứu phát triển y thuật. Sau này, khi tiếp xúc với Ông, tôi càng nhận thấy ở Ông phương pháp làm việc và lối tư duy của một nhà khoa học chân chính.

Sau khi điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai được gần một tuần mà không có kết quả, tôi tìm đến nhà DS – Lương y Đào Kim Long, cắt cho mẹ tôi 3 thang thuốc. Tôi đem về sắc thuốc theo hướng dẫn. Dấu hiệu đầu tiên làm tăng thêm hy vọng và quyết tâm cho mẹ tôi đó là, sau hai ngày uống thuốc của Thầy Long, chỉ số đường huyết của mẹ tôi chỉ còn 6,5 – 7. Từ đây, quá trình hơn hai năm điều trị ung thư trực tràng của mẹ tôi bắt đầu.

Trước đây, khi nằm điều trị ở Bệnh viện K, BS có nói, phải mổ ngay nếu không, chậm nhất chỉ sau 1 tuần nữa là tắc ruột. Mà quả thật khối u của mẹ tôi lớn lên trông thấy. Mặc dù vậy, sau hơn 1 tháng uống thuốc của thầy Long, mẹ tôi vẫn đi đại tiện được mặc dù rất khó. Đây cũng là lần đầu tiên, tôi được tiếp xúc với một vị “đại phu”có cách cư xử thực sự “lương y”. Trong tình cảnh người mắc bệnh hiểm nghèo, ruột có thể bị tắc bất cứ khi nào, thì chúng ta đều hiểu trạng thái tâm lý như thế nào. Ấy vậy mà, tôi và mẹ tôi luôn nhận được những lời chỉ dẫn nhẹ nhàng, lời động viên, lời khuyên qua các cuộc điện thoại đường dài. Có những hôm, 9h00 đêm, tôi còn phải đi xe máy lên Mỹ Hào, Hưng Yên để lấy thuốc cho mẹ tôi vì không đi đại tiện được, và tôi vẫn được giúp đỡ tận tình (mặc dù hôm đó không phải là ngày chữa bệnh của Thầy).

Mẹ tôi tiếp tục uống thuốc, sau khoảng 3 tháng lại đi kiểm tra khối u một lần. Và tin vui đó là, khối u không lớn lên nữa. Mẹ tôi ăn tốt, ngủ tốt, da dẻ hồng hào. Nhìn bề ngoài không ai biết mẹ tôi có tình trạng sức khỏe “khủng” như thế nào. Quá trình uống thuốc, thỉnh thoảng lấy một gói nhỏ để dễ đi ngoài lặp đi lặp lại vài lần và đến cuối năm 2009, mẹ tôi hoàn toàn bình phục. Chụp chiếu cho kết quả bình thường. Thể trạng nâng lên sức khỏe ổn định, không cần uống thuốc tiểu đường và thuốc máu nhiễm mỡ nữa. Hiện giờ, sức khỏe của mẹ tôi rất tốt. Có lần mẹ tôi còn bảo, chưa bao giờ thấy khỏe như hiện nay. Mẹ tôi đang thực sự “sống”, công việc chính của mẹ tôi hiện nay là sinh hoạt thơ ca, thể dục dưỡng sinh với các cụ trong Câu lạc bộ người cao tuổi của địa phương.

Thay cho đoạn kết, tôi viết những dòng này không có mục đích gì ngoài việc thêm thông tin tham khảo cho những ai không may mắn như mẹ tôi đã từng và sẽ may mắn như mẹ tôi đã có. Một lần, tôi đã từng định gặp Thầy giáo, DS – Lương y Đào Kim Long để bày tỏ lòng biết ơn, nhưng thầy vừa cười vừa nói giản dị “kết quả chữa bệnh có được nhờ 70% dựa vào nghị lực của bệnh nhân và sự chăm sóc của người nhà, thầy thuốc chỉ chiếm 30% thôi”. Nhưng tôi chỉ muốn nói rằng, nếu không có cái tài – tâm – đức của Thầy thì không biết mọi nỗ lực của gia đình tôi rồi đi đến đâu trong quá trình điều trị cho mẹ tôi!

Cuối cùng kính chúc thầy sức khỏe, tiếp tục chữa bệnh cứu người, có nhiều học trò giỏi để nhân gian có nhiều “lương y” hơn nữa.

Hà Nội, 8/2012

Lê Đăng Quang, ThS.

Điện Thoại: 094 55 939 68