Y học dân gian
Trong quá trình đấu tranh để sinh tồn theo các quy luật tự nhiên và xã hội, những kiến thức và kinh nghiệm chữa bệnh dần hình thành, các cây cỏ và động vật có thể ăn được, có thể chữa bệnh, thậm chí có thể dùng các vị thuốc có độc rất mạnh để đầu độc, đánh bẫy, săn bắt… không những giới động thực vật, khoáng vật và các hình thức tiềm ẩn khác cũng dần được khai thác để chữa bệnh. Các huyệt châm, chích đầu tiên được phát hiện đến các y thuật cạo gió, chích lể, châm, cứu nóng để chữa bệnh, có khi được tiến hành độc lập, có khi được phối hợp dùng thuốc.
Mỗi cá thể trong suốt quá trình sinh tồn đã có những kinh nghiệm chữa bệnh riêng tích lũy được công với các kiến thức của các thế hệ trước truyền lại (truyền miệng hay bằng văn tự) cho con cháu.
Các bài thuốc dân gian hình thành và được bổ sung, gọt rũa. Các bầy đàn, tộc, lạc khác nhau ở các vùng lãnh thổ khác nhau, các vùng khí hậu và sinh thái khác nhau… đã tập hợp được các kiến thức đặc thù rất khác nhau trong chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe.
Những vị thuốc, bài thuốc, phương thuốc được lưu truyền qua nhiều thế hệ, trở thành tài sản sở hữu của từng gia đình, đó là thuốc gia truyền. Có nhiều bài thuốc, vị thuốc quan trọng được bí truyền ở các già làng, trưởng bản, thầy mo, thầy cúng…
Tất cả các vị thuốc, bài thuốc, phương thuốc và các y thuật được đúc rút và lưu truyền trên khắp các lãnh thổ, các quốc gia, các châu lục, từ núi cao, sa mạc, đến hải đảo… gọi chung là nền y học dân gian.
Y học dân gian là tài sản khổng lồ và bất tận của mọi nền y khoa trong qua khứ, đương đại và cả ở tương lai của tất cả các nước Đông và Tây.
Ví dụ cách chữa bệnh bằng công năng sinh học đã có trong dân gian từ rất xa xưa như việc thổi vào nước đến sôi để chữa bệnh của dân tộc Rục (Quảng Bình). Đây là dân tộc chưa được liệt kê trong 64 dân tộc Việt Nam.
Các thầy thuốc phương Đông cũng đã dùng năng lượng sinh học tiềm ẩn này. Thầy Hoa Đà (đời Tam Quốc ở Trung Quốc) đã sáng tạo phép luyện Ngũ Cầm Hý thành công năng chữa bệnh.
Thầy Tuệ Tĩnh (đời Trần ở Việt Nam) đã luyện công dưỡng sinh. Người đã dạy lại hậu thế cách luyện công dưỡng sinh ngắn gọn như sau:
“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”
Trong thời hiện đại, bác sĩ Nghiêm Tân (Trung Quốc) đã dùng công năng rèn luyện công phu chữa bệnh thật kỳ diệu và nổi danh khắp Trung Hoa và thế giới, nhiều bệnh khó khăn đã được chữa trị một cách thuyết phục.
Vậy công năng sinh học chắc hẳn là một cánh cửa riêng đã mở từ y học dân gian vào y học phương Đông và vào không gian của y học hiện đại.
Riêng ở Việt Nam, y học dân gian rất đa dạng và phong phú trong 54 dân tộc sinh sống từ ở quần đảo, biển khơi đến núi non rừng rú. Mỗi dân tộc đều có các phương thuốc để sinh tồn trong suốt quá trình dài dằng dặc của lịch sử. Có những dân tộc còn rất lạc hậu, du canh du cư, mặc áo da thú, ăn hang ở lỗ, dựa vào săn bắt và hái lượm như dân tộc Rục vẫn có những phương thuốc chữa bệnh đặc biệt và hữu hiệu.
Hiện nay những người hành nghề chữa bệnh dân gian, gia truyền kinh nghiệm khá nhiều trên khắp đất nước. Nhiều người trong số này là hội viên hội Đông Y, hội châm cứu. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp lý để y học dân gian có thể đàng hoàng đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ sức khỏe toàn dân.
Tags: Y học dân gian