Nam Y phòng và chữa bệnh ung thư vú – K vú

Ung thư vú (K vú) là bệnh chủ yếu ở đàn bà, con gái. Đây là bệnh có từ lâu, có thể bắt nguồn từ việc nuôi con bằng sữa của tất cả các loài có vú. Ít thấy có tài liệu tổng kết K vú ở các động vật có vú, có thể nó rất hiếm hoặc không hệ trọng gì đối với đời sống hoang dã hay chăn thả của chúng. Riêng ở loài người thì bệnh K vú có vẻ như ngày càng trầm trọng.

Trong Nam Dược Thần Hiệu của Thái y Thiền sư Tuệ Tĩnh (1330 – 1400) thì ghi bệnh K vú là Nhũ nham, mô tả vú bị ung nhọt kèm theo u cục ở nách và phép chữa rất đơn giản.

Nước ta ít thấy có tổng kết chi tiết về ung thư vú nói riêng và ung thư các loại nói chung. Ở đây chúng tôi lấy số liệu thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ để xem xét tính chất nghiêm trọng của ung thư vú ở một nước mà văn hóa y khoa là mạnh bậc nhất thế giới hiện nay.

Bảng: Số liệu ung thư vú Hoa Kỳ (American Cancer Society 2009)

Thời gian

Số người mắc ung thư vú ác tính mới

Số người mắc ung thư vú lành tính

Số bệnh nhân chết vì ung thư vú

2005 – 2006

211.240

58.490

40.410

2007 – 2008

178.480

62.030

40.460

2009 – 2010

192.370

62.280

40.170

Những con số thống kê ở trên cho chúng ta thấy sự tiến bộ về các phương pháp chữa trị ung thư vú và đầu tư nghiên cứu khoa học cũng như trang thiết bị hiện đại ở Hoa Kỳ không nói nên được gì trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh ung thư vú trong thời gian 5 năm gần đây. Số người mắc bệnh ung thư vú mới hàng năm vào khoảng trên dưới 250.000 người. Số người chết trong năm đó khoảng trên 40 ngàn người là không giảm. Đó còn chưa kể những người còn sống sót đã phải trải qua các quá trình điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị nhiều lần, chất lượng cuộc sống giảm xuống, trở thành người có sức khỏe thứ cấp, và luôn luôn đứng trước mối lo căn bệnh ung thư sẽ quay trở lại với họ.

Tuy đã dành nhiều công sức tiền của đầu tư vào nghiên cứu các biện pháp chữa trị mới nhằm nâng cao hiệu quả chữa bệnh ung thư vú, tuy nhiên nguyên nhân của K vú vẫn chưa được hiểu rõ nên mới dẫn đến các kết quả phòng và chữa kém hiệu quả của y khoa Mỹ nói riêng và Tây Y trên khắp thế giới nói chung.

Để góp phần làm giảm tỉ lệ những người bị ung thư vú hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu cách nhìn về bệnh này theo góc độ nghiên cứu Nam Y.

I. Nam Y nghiên cứu K vú

Hình ảnh vú

A: Ống dẫn sữa, B: Tiểu thùy vú, C: Xoang sữa, D: Núm vú, E: Mô mỡ, F: Cơ ngực, G: Lồng ngực, Xương sườn

K vú có thể chia ra làm hai loại:

1. K vú ở lứa tuổi dậy thì

Một loại xảy ra cả ở con trai và con gái thường là ở lứa tuổi dậy thì, và loại này rất hiếm gặp, tỉ lệ không đáng kể. Có thể nói loại ung thư vú này bắt đầu từ các cháu có thay đổi về nội tiết ở tuổi dậy thì. Nhân vú sưng cứng lên, sau đó thường là tự mất đi, nhưng cũng có một số bị rối loạn phát triển thành K vú. Nếu như có một bên bình thường và một bên cứng đỏ và đau thì đó là biểu hiện sẽ dẫn đến K vú. Lúc này cần theo dõi và xem xét kỹ, đối với bệnh nhân là con gái thì chỉ cần cắt thuốc điều kinh theo các bài thuốc cổ truyền, hoặc đối với con trai là dùng thuốc theo phương Kỳ Môn Y Pháp thì có thể giải quyết được ngay. Loại K vú này có thể hoàn toàn không được phẫu thuật vì khối u sẽ phản ứng lan theo các vết mổ rất ác liệt.

2. K vú do bị tắc tia sữa hoặc rối loạn sinh sữa

Đây chính là nguyên nhân mấu chốt dẫn đến bệnh ung thư vú phổ biến như hiện nay.

Tình trạng tắc tia sữa thường xảy ra ở các trường hợp sau:

a)      Không chú ý cách cho con bú để sữa ôi thối trong vú gây sưng tắc, áp xe vú.
b)      Không làm thông các tia sữa khi bắt đầu cho con bú dẫn đến tắc tia sữa.
c)      Nạo thai, sảy thai ở con gái ở thời kỳ vú đã bắt đầu có sữa non, không biết cách làm cho hết sữa gây rối loạn tắc sữa.
d)     Khi cai sữa, thôi không cho con bú ở người mẹ, sữa vẫn tiết ra lai rai không hết hẳn gây sưng tắc vú.
e)      Người mẹ cho con ăn sữa ngoài mà sữa của mình vẫn còn chảy không hết hẳn.
f)       Người mẹ sau khi sinh con phải dùng nhiều kháng sinh bị mất sữa khi có khi không hoặc mất hoàn toàn cũng dẫn tới rối loạn tiết sữa và tắc tia sữa.

Nói chung, các hình thức dẫn đến tắc tia sữa ban đầu và dẫn đến ung thư vú sau này là khá nhiều.

II. Nam Y bảo vệ phụ nữ phòng chống ung thư vú

1. Giai đoạn người phụ nữ mang thai

Khi người phụ nữ bắt đầu tắt kinh và có thai thường bị nghén, biểu hiện là nôn ọe, người gày yếu, suy nhược sức khỏe, nếu không dứt được tình trạng này có thể dẫn đến sảy thai ở tháng thứ ba. Nam Y có thể giúp người mẹ mang thai ở giai đoạn này bằng cách cho dùng thuốc an thai và bổ thai. Theo truyền thống, các bài thuốc an thai thường dùng các vị thuốc như:

– Trư ma căn (Boehmenia nivea)
– Bạch truật (Atractylodes macrocephala)
– Quy thân (Angelica sinensis)
– Sa nhân (Amomum sp)
– Hạt sen (Nelumbo nucifera)
– Ý dĩ (Coix lachryma-jobi)

Nói chung người xưa dùng thuốc theo cách này không có hiệu quả cao vì mỗi phụ nữ khi mang thai đều có những biểu hiện khác nhau về thể trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh, cơ địa. Hiện nay, Nam Y điều thuốc theo phương Kỳ Môn Y Pháp hiệu quả cao hơn phương pháp cổ truyền rất nhiều. Có thể nói chỉ cần sau khi uống một bát thuốc đã thấy hết các biểu hiện tiêu cực của tình trạng nghén. Thai phụ sẽ khỏe mạnh ngay, thai nhi cũng được bảo đảm các điều kiện dinh dưỡng tốt.

Khi đang mang thai ở tháng thứ hai, thai phụ nên dùng một đợt từ 5 đến 7 thang thuốc để chuẩn bị an toàn không có điều gì đặc biệt đối với thai nhi ở tháng thứ ba. Đợt dùng thuốc an thai thứ hai bắt đầu vào tháng thứ tư của thai kỳ để đề phòng rối loạn có thể xảy ra ở tháng thứ năm. Tháng thứ sáu của thai kỳ, thai phụ sẽ dùng đợt thuốc an thai thứ ba để được an toàn ở tháng thứ bảy. Thông thường sau khi dùng thuốc đầy đủ, cả mẹ và con có thể an toàn cho đến khi sinh.

Sau khi sinh con, người mẹ cần uống thuốc giải độc, lợi sữa và bổ huyết để có thể ăn ngon, ngủ yên, có nhiều sữa và tử cung co bé lại, đảm bảo không bị tắc sữa cũng như tránh được các rối loạn ở tử cung và buồng trứng.

2. Giai đoạn người mẹ cho con bú

Trước khi cho con bú, người mẹ cần có các bước chuẩn bị như sau: Lấy lá mít (Artocarpus integrifolia L.f., thuộc họ Dâu tằm Moraceae ) khoảng 30 – 40 cái cho vào nồi nhôm đun sôi thật kỹ đến khi lá mít chín rục. Sản phụ uống lưng bát con (khoảng 150 – 200 ml). Nước còn lại để ấm dùng rửa hai đầu vú và xoa bóp toàn bộ hai vú cho mềm đều, sau đó vắt thử sữa ra chiếc chén nhỏ để xem các tia sữa đã thông suốt hết chưa, nếu đã thông hết thì có thể bắt đầu cho con bú. Nên cho bú đều cả hai bên vú để cho sữa xuống đều, không bị tắc.

Trong thời gian đầu cho bú, nếu trẻ không bú khỏe mà sữa còn nhiều quá thì có thể cho bé khác cùng bú thêm, hoặc vắt bỏ không nên để dành sữa vì có thể dẫn đến sữa bị lưu giữ ở vú lâu bị ôi thối, viêm tắc mà sưng lên.

Khi có hiện tượng tắc tia sữa, vú bị sưng cứng và đau tức thì cần phải gấp rút lấy nhựa cây sung ăn quả (Ficus glomerata Roxb, Họ Dâu tằm Moraceae) bôi lên giấy bản dán lên chỗ bị sưng để chữa cho tia sữa bị tắc được thông chảy. Nếu không có nhựa có thể lấy lá sung non giã nát đắp lên vú bị tắc sữa. Có thể nhờ người khác hoặc dùng máy hút sữa cho thông tia sữa.

Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ mà người mẹ không bị tắc sữa thì đó chính là yếu tố thứ nhất để tránh được ung thư vú.

Đối với người phụ nữ có thai mà nạo đi, sữa non trong vú có thể gây ra rối loạn mà chuyển thành K vú. Để khắc phục tình trạng này, chỉ cần lấy một nắm lá dâu tằm (Morus Alba) sao thơm, hạ thổ, sắc lấy nước uống, sữa sẽ tiêu hết một cách triệt để, không thể là nguyên nhân gây ra K vú được nữa.

Đối với những người mẹ muốn cai sữa cho con hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ cũng chỉ cần uống nước lá Dâu tằm như cách ở trên để tiêu sữa hoàn toàn, tránh những rối loạn tiết sữa về sau.

Đây chính là một cách tiêu sữa độc đáo và dễ dàng nhất của Nam Y. Theo dân gian ở vùng châu thổ sông Hồng xưa, người con gái có hai công việc chính đó là chăm sóc cấy hái lúa và hái dâu nuôi tằm. Những người phụ nữ đang nuôi con và cho con bú, nếu phải đi hái lá dâu thì sẽ bị hết sữa. Người ta còn quan sát thấy, nếu lấy quần áo phơi lên cành dâu cũng có thể gây mất sữa, nên sinh ra cách uống lá dâu tằm làm thuốc cho hết sữa.

Hạch bạch huyết ở vùng ngực

A: Hệ cơ ngực, B, C, D: Hạch bạch huyết nách, E: Hạch thượng đòn, F: Hạch bạch huyết trong vú

Nếu tất cả mọi người hiểu được cách phòng và chống tắc tia sữa cho người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thì có thể hầu hết tránh được nhiều trường hợp ung thư vú. Đây chính là một nét văn hóa phòng bệnh ung thư vú thuần Việt có thể góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ ung thư vú hàng năm có nguy cơ ngày càng tăng cao do thay đổi lối sống hiện đại, tình dục quá cởi mở.

Có nhiều người cho rằng nền kinh tế phát triển thì tỉ lệ ung thư vú tăng cao như là một quy luật. Hiểu như vậy là không đúng. Ở đây có thể hiểu là chính văn hóa tình dục thay đổi ở phần lớn giới trẻ, sinh viên, học sinh… với sinh hoạt tình dục sớm, quá cởi mở, đua đòi qua cách “sống thử”, “ăn trái cấm”… người con gái lỡ có thai và nạo phá thai, nhưng không biết rằng mình đã có sữa non ở trong vú, không biết cách làm tiêu hết sữa dẫn đến tắc, viêm nhiễm và cuối cùng bị ung thư vú. Có nhiều trường hợp người con gái trẻ chưa kịp lấy chồng đã chết vì K vú.

Xã hội phát triển, văn hóa tình dục thay đổi là một thực tế khó ngăn cản, nhưng việc dùng lá dâu để làm tiêu sữa ở bầu vú nhằm tránh các rối loạn tiết sữa – nguyên nhân chính dẫn đến ung thư vú sau này – là điều có thể phổ cập và thực hiện dễ dàng cho toàn dân trong việc góp phần bảo vệ sức khỏe sinh sản ở người phụ nữ.

III. Nam Y chữa bệnh K vú

Các trường hợp K vú có nguyên nhân từ tắc sữa có biểu hiện nhẹ nhất là ở bên vú đã bị tắc sữa trước đây xuất hiện u cục, số lượng có thể là một hay nhiều cục, lúc đầu thường là lành tính, chỉ gây ra các khó chịu. Dần dần các cục u này bắt đầu đau, có thể nổi hạch ở nách, và đau theo chu kỳ kinh. Ở giai đoạn này nếu thăm khám và chẩn đoán bằng sinh thiết thì gây sưng đau tăng nhiều lên, phần lớn là chuyển thành K một cách rõ ràng.

Ở cơ sở Nam Y Đạo Pháp, khi người phụ nữ có u cục ở vú kèm theo hạch sưng ở nách đến khám thì sẽ được uống thuốc sắc theo phương Kỳ Môn Y Pháp, thực phẩm chức năng Linh Đan Thiềm Ô Châu và dùng thuốc bôi ngoài ĐEN-Melabuf (loại thuốc bào chế từ con cóc theo hai bài thuốc của Tuệ Tĩnh). Sau một thời gian, u cục ở vú và hạch ở nách nhỏ lại và mất dần; tùy theo cơ địa và từng cấp độ phát triển mà khối u vú có thể mất nhanh hay chậm, chắc chắn không gây ra tử vong vì K vú. Tốt nhất là nên bắt đầu chữa ngay từ khi mới có u cục, lành tính, chưa đau tức ở vú.

Đối với bệnh nhân đã trải qua các điều trị Tây Y như mổ cắt, hóa trị, xạ trị xong, sau đó có thể đến cơ sở Nam Y Đạo Pháp dùng thuốc theo phương Kỳ Môn Y Pháp để:

– Nhằm tăng cường giải độc khí huyết, giải độc gan thận, giải độc phủ tạng, giải độc cơ nhục, giải độc tế bào, tránh cho nội môi bị ô nhiễm dẫn đến sụp đổ.
– Phục hồi hệ miễn dịch đã bị hóa chất, thuốc độc hại, tia phóng xạ phá vỡ hoặc làm suy giảm.
– Tăng cường hệ thống phòng vệ của cơ thể, có thể tránh được các di căn nguy hiểm có thể xảy ra ở các cơ quan khác của cơ thể như gan, phổi, xương

K vú nam phát triển theo vết mổ

K vú nam phát triển theo vết mổ

Người viết bài này mong muốn rằng những người mẹ khi nuôi con đã bị tắc tia sữa, những bệnh nhân đã bị u xơ vú, đã bị K vú đang được điều trị hãy tham khảo thông tin này để có một cách nhìn mới trong việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho mình khi đang cho con bú, để phòng và tránh bị bệnh ung thư vú sau này, và để chữa ung thư vú một cách hiệu quả nhất.

Hà Nội, 9 – 2010,
Nam Y Đạo Pháp

Tags: , , ,