NHỮNG NGƯỜI CHIẾN THẮNG UNG THƯ: Đồng hương thần y Hơ Dzun gõ cửa lương y – đồng hương “Ông Tổ Thuốc Nam” Tuệ Tĩnh…

Cuối tháng Tư năm 2006, sau thời gian khá dài đã định buông xuôi cho số mệnh vì bạo bệnh, ông Lý Chung Yên (Lee Jung Yeol) công dân Hàn Quốc, chủ Nhà hàng Gà Tần Sâm (Ginseng Garden Restaurant) 25 Ngọc Khánh Hà Nội miễn cưỡng nghe theo lời khuyên “thử gõ cửa thầy thuốc Việt Nam” của bạn thân nguời Việt-ông Lý Thế Vọng (tốt nghiệp Đại học tại CHDCND Triều Tiên, khóa 1967-1973).

Ông Lý Văn Vọng và Ông Lý Chung YênChiều lòng tốt của bạn, song ông Lý Chung Yên không hy vọng nhiều vào khả năng thoát khỏi bàn tay của con bệnh, mà các giải pháp điều trị Tây Y đã chịu bất lực. Về phần mình, tuy không phải là thầy thuốc, nhưng ông Lý Thế Vọng có đủ căn cứ để khuyên bạn. Trước đó không lâu theo yêu cầu của bạn học từ thời phổ thông-ông Vũ Văn Nghi, bệnh nhân ung thư phổi ở thành phố Hồ Chí Minh (nhân vật chính bài viết “Con cóc trị được ung thư?” đăng trên “Tri thức trẻ” số 224/ ngày 10 tháng 10 năm 2007-VT), ông Vọng đã có cơ hội tìm hiểu khả năng chữa bệnh ung thư của Lương y Đào Kim Long. Chính ông Vọng là người đã đưa ông Nghi đến gặp ông Long để khám và điều trị. Mới sau gần hai tháng tháng châm cứu và uống thuốc của ông Long, mặc dù bị di căn sau thời gian đã áp dụng cả ba phương pháp điều trị ung thư hiện đại nhất (phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị và hóa trị), sức khỏe ông Nghi vẫn được cải thiện rõ rệt-lấy trường hợp khả quan của bạn mình làm chứng cớ, ông Vọng đã phần nào thuyết phục được ông bạn Hàn Quốc.

Trò chuyện với ông Lý Chung Yên tại Hà Nội gần trưa ngày 2 tháng mười một năm 2007, tôi hỏi vị khách về Thần y Hơ Dzun-đồng hương của ông trong bộ phim Hàn Quốc cùng tên đang chiếu trên truyền hình cáp trung ương được đông đảo khán giả Việt Nam ngưỡng mộ. Ông  chủ Nhà hàng Gà Tần Sâm Hàn Quốc hồn nhiên bộc bạch:”Quê tôi ở Choung Cheong, cách quê thần y Hơ Dzun không đến tám mươi cây số. Nhân dân Hàn Quốc cũng hết sức khâm phục tài chữa bệnh và tấm lòng coi người bệnh như người thân của Thần y Hơ Dzun”. Tôi nói với ông bạn Hàn Quốc rằng, Việt Nam cũng có thầy thuốc tài-đức tương tự như Thần y Hơ Dzun, ông Là Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) và được tôn vinh là “Ông tổ thuốc Nam”. Và quê lương y Đào Kim Long chỉ cách Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) quê Tuệ Tĩnh không đến mười cây số. Ông Lý Chung Yên vui vẻ bình luận, thế thì đúng là tôi có duyên lớn.

Lý giải lý do tâm trạng “định buông xuôi cho số mệnh vì bạo bệnh” của bản thân, trước ngày nghe ông Vọng đến gặp lương y Đào Kim Long, ông bạn Hàn Quốc phân bua: “Nói về giới hạn thành công của nỗ lực làm việc gì đó, Hàn Quốc cũng có câu tục ngữ tương tự “quá tam ba bận” của Việt Nam”. Đã thử làm việc gì đó đến ba lần, thậm chí hơn cả hai lần “quá tam” như vậy, mà vẫn không thành, có ai không bi quan?

Hơn 18 năm trước-tháng Chín năm 1989, mới bước vào tuổi 45, ông Lý Chung Yên bỗng thấy như mình rơi tõm xuống cái hang không đáy, bầu trời đổ sập, khi nghe các bác sỹ Bệnh viện Ung bướu Xơ-un kết luận: ung thư bàng quang!

Trước đó vài tháng, thỉnh thoảng ông thấy một số dấu hiệu bất thường với đường tiết niệu. Tự nhiên nhu cầu tiểu tiện nhiều hơn bình thường, nhất là ban đêm. Sau đó thấy tiểu buốt và nước tiểu chuyển sang mầu hồng, rồi đỏ như có máu. Cứ tưởng viêm đường tiết niệu thông thường, uống thuốc kháng sinh cả tháng không đỡ. Đến bác sỹ thăm khám, xét nghiệm nước tiểu, chụp cắt lớp…kết quả sinh thiết khối u bàng quang đã đưa đến kết luận sét đánh trên.

Các bác sỹ điều trị hỏi ông, có đồng ý phẫu thuật?. Nhớ đến tình cảnh anh trai đã qua đời chỉ sau một năm phát hiện ra bị ung thư dạ dày, thương vợ trẻ và hai con còn dại (con trai út tám tuổi, con trai cả mười tuổi), nghe câu hỏi trên, ông Lý Chung Yên không biết nên trả lời thế nào, đành chuyển sang thăm dò ý kiến  thầy thuốc. Ông hỏi lại-theo bác sỹ thì nên giải quyết thế nào? Bác sỹ bảo rằng, khối u của ông còn nhỏ, phẫu thuật sau đó áp dụng giải pháp hóa trị xác suất khỏi bệnh là rất cao. Là tín đồ Đạo Tin Lành, ông đinh ninh rằng, mạng sống con người hoàn toàn phụ thuộc vào ơn Đức Chúa Trời. Nếu là con chiên ngoan đạo, may mắn được Đức Chúa Trời rủ lòng thương, tai họa thế nào cũng sẽ vượt qua…

Nghĩ thế, ông quyết định chấp nhận giải pháp của nhóm bác sỹ điều trị. Ca phẫu thuật được tiến hành nhanh chóng. Sau đó ông được áp dụng giải pháp hóa trị (truyền hóa chất diệt tế bào ung thư trực tiếp vào bàng quang). Tóc ông trên đầu ông rụng dần. Thân thể rã rời, miệng nhai kim chi (món dưa muối dân tộc truyền thống rất ngon Hàn Quốc), mà thấy không khác gì nhai rơm khô. Giấc ngủ chập chờn, nhiều khi mất ngủ.

Sau thời gian hóa trị, sức khỏe ông hồi phục dần nhờ được bác sỹ cho uống nhiều loại thuốc khác. Vợ con và những người thân trong gia đình, bạn bè…mừng vui chứng kiến ông trở lại cuộc sống bình thường. Thế nhưng những ngày đầy ắp tiếng cười không kéo dài. Ngay ba năm sau, khi đến bệnh viện Xơ-un kiểm tra sức khỏe, các bác sỹ điều trị ngạc nhiên khi nhìn phim chụp cắt lớp:-khối u mọc lại như cũ!

Một lần nữa-người ta lại buộc phải tham khảo ý kiến bệnh nhân. Ông Lý Chung Yên bây giờ kể lại, số phận đã thế, mình đành phó thác cuộc đời còn lại cho các nhà chuyên môn. Và liệu trình điều trị đầu tiên được lặp lại. Tất cả y hệt lần đầu: Phẫu thuật (nội soi)-Hóa trị và uống các biệt dược khác.

Cuộc chiến dai dẳng chống bạo bệnh của ông chủ Nhà hàng Gà Tần Sâm bây giờ không khác gì trò chơi ú tìm ưa thích của trẻ thơ nhiều quốc gia thế giới, có điều khác “trò chơi ú tìm” của ông diễn ra theo trình tự chu kỳ: ”Phát hiện khối u-cắt bỏ, truyền hóa chất diệt tế bào ung thư-khỏi một thời gian, khối u mọc lại-cắt bỏ, truyền hóa chất diệt tế bào ung thư-khỏi một thời gian, khối u mọc lại” kéo dài suốt 17 năm ( từ tháng tám năm 1989 đến đầu năm 2006). Tổng cộng, ông Lý Chung Yên đã lên bàn mổ bẩy lần! Một kỷ lục có lẽ hiếm thấy.

Trước ngày quyết định nghe lời ông Vọng, gõ cửa lương y Đào Kim Long mấy tháng, thời gian còn ở Xơ-un, kết quả thăm khám kết luận khối u mọc lại, quả thực ông Lý Chung Yên đã quyết đầu hàng con bệnh. Bởi sau bẩy lần phẫu thuật, tuy đau đớn không đáng kể, song cùng một thao tác diễn ra quá nhiều lần, lại mất nhiều thời gian đầu óc căng thẳng vì hóa trị và uống hàng chục loại thuốc khác nhau-tất cả đã khiến ông không còn đủ nghị lực và kiên nhẫn chấp nhận lặp lại ca phẫu thuật lần thứ tám.

Hơn ba mươi năm làm nghề kinh doanh, từ buôn bán nhu yếu phẩm, đến máy móc công nghiệp rồi dịch vụ ăn uống, hết thị trường Hàn Quốc lại Việt Nam…đã chứng kiến không ít bất ngờ, song đối với thương gia Lý Chung Yên có lẽ chưa bất ngờ nào lớn như sự kiện cuối tháng mười một năm 2006. Sau bẩy tháng  uống thuốc của lương y Đào Kim Long, kết quả xét nghiệm của Bệnh viện Ung bướu Xơ-un khẳng định: Bàng quang đã sạch, không còn khối u nào! Không kìm được phấn khởi, dù đã sáu mươi hai tuổi, ông vẫn nhảy cẫng lên vì vui sướng. Ngay khi trở lại Việt Nam, ông mời bằng được lương y Long và ông Vọng-ông bạn “mát tay” đến Nhà hàng Gà Tần Sâm của mình, ăn bữa cơm Hàn Quốc thân mật. Có đến cả chục món đặc sản xứ Hàn được mang ra đãi khách, đến hôm nay ông Long chỉ còn nhớ hai cái tên : kim chi và cháo gà tần sâm Cao Ly.

Vì có thời gian làm chủ tịch “Hội những người Hàn sống tại Hà Nội”, nên khá nhiều công dân Hàn Quốc biết ông Lý Chung Yên và câu chuyện chữa bệnh ung thư ly kỳ của ông. Hàng chục đồng hương-nạn nhân các căn bệnh hiểm đã nhờ ông đưa đến vị thầy thuốc đã giúp ông không phải lên bàn mổ lần thứ tám. Ngày tôi may mắn gặp ông Lý Chung Yên chính là lúc ông đưa một nữ đồng hương, tình nguyện viên Tổ chức “Chăm sóc Toàn cầu” (Global Care) đang thực hiện một chương trình nhân đạo ở tỉnh Lào Cai đến nhà lương y Long khám bệnh và cắt thuốc. Chị bị u xơ tử cung, đã phẫu thuật tại Xơ-un, cuối tháng Tám vừa qua.

Trả lời câu hỏi, cảm tưởng về Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung, ông Lý Chung Yên cởi mở:-Sang Việt Nam từ năm 1995, tôi coi Hà Nội là quê hương thứ hai của mình. Vợ và hai con tôi cũng đã nhiều lần đến Hà Nội. Riêng con trai út, sinh viên Khoa tiếng Việt (Đại học Xơ-un) đã từng học ba năm tiếng Việt tại Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chúng tôi đều coi Hà Nội là quê hương thứ hai của mình. Các bạn Việt Nam thân thiện, tốt bụng và mến khách. Lương y Đào Kim Long có thể là một thí dụ. Với người bệnh nào ông cũng tận tình, chu đáo, trường hợp cơ thể người bệnh còn khả năng đề kháng-ông hết sức chữa trị; trường hợp không thể-tuy không nhận, song bao giờ ông cũng có những lời khuyên chân thành, nghiêm túc.

Vinh Thu
Tri thức trẻ