Hướng nghiên cứu thuốc điều trị ung thư từ con cóc

Trải qua nhiều năm phát triển, thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa dược dần bộc lộ nhiều nhược điểm, gây nhiều tác dụng không mong muốn, dễ bị kháng thuốc. Đối với thuốc điều trị các bệnh ung thư, HIV/AIDS hay một số bệnh hiểm nghèo khác thì vấn đề về tác dụng không mong muốn luôn đồng hành, và chúng ta buộc phải chấp nhận.

Khi cuộc sống con người được cải thiện, khoa học phát triển, chúng ta phải được sử dụng thuốc hiệu quả nhất và an toàn nhất, đó là nguyện vọng chính đáng. Thuốc y học cổ truyền với tính an toàn cao được kiểm chứng qua hàng ngàn năm sử dụng. Do đó, hướng nghiên cứu thuốc mới có nguồn gốc y học cổ truyền đang được nhiều quốc gia quan tâm. Ví dụ như Vincristin và Vinblastin – alcaloid chiết từ cây Dừa cạn Vinca rosea là thuốc điển hình điều trị ưng thư (bệnh Hodgkin, bệnh sarcom lympho và sarcom lưới, u tủy mãn tính…) có nguồn gốc tự nhiên được công nhận trên toàn thế giới về hiệu quả điều trị cũng như là an toàn ở liều cho phép. Mới đây chúng ta thấy thông tin về một số sản phẩm từ cóc Việt Nam, Trung Quốc có hiệu quả trong điều trị ung thư. Chúng ta đều biết rằng cóc là loài có độc, nhiều trường hợp ngộ độc vì ăn cóc chưa làm sạch. Vì vậy dưới đây là tổng quan các nghiên cứu về cóc để bạn đọc cùng đánh giá.

I. Giới thiệu.

Họ Cóc (Bufonidae) có 529 loài[1], theo các nghiên cứu đã được công bố thì trong số 529 loài có 16 loài có chất độc Bufotoxins [2] (các chất độc trong nhựa ở da và tuyến mang tai)

1. Bufo alvarius (Girard in Baird, 1859) hay Incillius alvarius (Frost, 2008).

Được tìm thấy ở tây nam nước Mỹ và bắc Mexico, kích thước từ 10-17cm

2. Bufo americanus (Holbrook, 1836) hay Anaxyrus amercanus (Frost et al, 2006)

Phân bố chủ yếu ở miền Đông nước Mỹ và Canada.Kích thước từ 5 -9cm.

3. Bufo arenarum (Hensel 1867).

Được tìm thấy ở Argentina, Bolivia, Uruguay, Brazil, Paraguay

4. Bufo asper (Gravenhorst, 1829)

Là một loài cóc lớn ở Đông Á, kích thước có thể đến 22cm.

5. Bufo blombergi (Myers & Funkhouser, 1951)

Được tìm thấy ở Ecuador và Colombia

6. Bufo bufo (Linnaerus, 1758).

Phân bố khắp châu Âu trừ Ireland và vùng Địa Trung Hải, kích thước có thể đến 18cm.

7. Bufo bufo gargarizans (Cantor, 1842) hay Bufo gargarizans.

Phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, cũng có ở một số vùng ở Nhật Bản và Hàn Quốc

8. Bufo formosus hay Bufo vulgaris, Bufo japonicus (Boulenger, 1883) .

Là loài cóc đặc hữu của Nhật Bản

9. Bufo flowleri (Hinckley, 1882) hay Anaxyrus flowleri.

Thường tìm thấy ở vùng duyên hải Đại Tây Dương, kích thước 5-9cm.

10. Bufo marinus (Linnaeus, 1758).

Là loài cóc lớn ở Trung và Nam Mỹ

Kích thước trung bình 15-19cm, con lớn nhất phát hiện được có khối lượng 2,5kg, dài 38cm.

11. Bufo melanostictus (Schneider, 1799) hay Duttaphynus melanostictus.

Được tìm thấy ở Ấn Độ, phân bố chủ yếu ở Nam Á (Việt Nam, Lào, Ấn Độ…)

Chiều dài có thể đến 20cm.

12. Bufo peltocephalus (Tschudi, 1838).

Là loài cóc đặc hữu của Cuba

13. Bufo quercius (Holbrook,1840) hay Annaxyrus quercicus.

Là loài cóc đặc hữu của vùng duyên hải miền Đông nam nước Mỹ. Chiều dài từ 13-19mm.

14. Bufo regularis (Reuss, 1833) hay Amietophrynus regularis.

Phân bố ở châu Phi.

15. Bufo valliceps (Weignann, 1833) hay Incillius valliceps.

Là loài cóc bản địa của miền Nam nước Mỹ (Texas, Lusiana), Mexixo, Trung Mỹ và Costa Rica.

16. Bufo viridis (Laurenti, 1768).

Thường gọi là Cóc xanh châu Âu, phân bố ở châu Âu, một số vùng ở châu Á và Bắc phi.

Chiều dài thân trung bình 15cm.

II. Những nghiên cứu khoa học về Cóc và các sản phẩm từ cóc ở Việt Nam và thế giới.

1.      Nghiên cứu về thành phần hóa học.

Theo nghiên cứu của Viện Vệ sinh Hà Nội (7/1961 và 3/1962): thịt cóc chứa 53,37% protid, 12,66% lipid, rất nhiều glucid, 23,56% tro và 4,18% độ ẩm. Trong protid có nhiều acid amin có giá trị: asparagin, histidin, a.glutamic, glycocol, threoin, a,aminobutyric, tyrosin, methionin, leucin, isoleucin, phenylamin, tryptophan, cystein.

Năm 1963-1964, DS. Đào Kim Long khi đó là sinh viên năm 3 trường Đại học Dược Hà Nội.Với sự giúp đỡ của các chuyên gia đầu ngành khi ấy, DS. Đào Kim Long đã xác định tên khoa học của loài cóc thường thấy ở Việt nam là Bufo melanostictus, đó là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong nghiên cứu cóc ở Việt Nam, cũng trong thời gian tiếp theo, DS. Đào Kim Long đã tiến hành một số nghiên cứu khác như cơ chế tiết nhựa, tính độc của nhựa cóc trên các loài 2 chân, 4 chân… chưa có nghiên cứu nào về thành thành phần hóa học trong nhựa cóc.

Năm 1973, nhóm nghiên cứu do TS. Phan Quốc Kinh làm chủ đề tài đã nghiên cứu về thành phần hóa học nhựa cóc Việt Nam – Bufo melanostictus , chủ yếu là về các chất có cấu trúc nhân Sterol. Trong báo cáo về các hợp chất nhân Sterol năm 1979 ở Thụy Sĩ [3] , TS Phan Quốc Kinh xác định trong nhựa cóc có resibugigenin, bufotalin, 19-hydroxy bufalin và nhiều bufadienolids khác, trong đó 19-hydroxy bufalin là thành phần chính. Đây là điểm khác biệt so với cóc Trung Quốc – Bufo bufo gargarizans (trong nhựa có chứa cinobufagin là thành phần chính)

Năm 1975, Trần Tích và cộng sự đã phân tích trong thịt cóc có hàm lượng Mn và Zn khá cao, hơn hẳn so với một số thịt khác như ếch, gà, bò và lợn.

Trong năm 2009 vừa qua, nhóm nghiên cứu (Phan Quốc Kinh, Hà Huy Kế, Đào Kim Long, Đào Anh Hoàng) đã định tính và định lượng 1 số kim loại nặng: As, Ba, Bi, Cu, Mn, Pb, Se, Tl, Zn, Hg có trong từng bộ phận của cóc Việt Nam – Bufo melanostictus bằng phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử.

STT NGUYÊN TỐ BỘ PHẬN
Da Đầu Gan Nhựa Thịt và Xương Bàn tay, chân Trứng
1 As ++ + +++ + ++
2 Ba + +++ ++ +++ ++ ++ +
3 Bi
4 Cu + +++ + + +
5 Mn + + + + + + +
6 Pb +++ ++ + + + +++
7 Se +
8 Tl + +
9 Zn + + ++ +++ + ++ ++
10 Hg +

Chú thích:

(+), (++), (+++): mối tương quan hàm lượng nguyên tố cần tìm trong các mẫu.

(): nguyên tố cần tìm không có trong mẫu

2.      Nghiên cứu sử dụng Cóc và các chế phẩm từ Cóc trong điều trị và hỗ trợ điều trị Ung thư.

Việc sử dụng sản phẩm Huachansu[4] – chiết từ nhựa cóc Bufo bufo gargarizans – rất phổ biến ở Trung Quốc cho điều trị ung thư gan, mật, tụy, phổi, ruột kết. Gần đây có nghiên cứu về hiệu quả của Huachansu trên bệnh nhân ung thư tụy, gan, phổi thực hiện từ 9/2005 đến 8/2009 bởi Trung tâm ung thư M.D. Anderson, Đại học Texas và Bệnh viện Ung thư thuộc Đại học Fudan ở Thượng Hải, Trung Quốc, thử nghiệm này chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: từ 1/2005 đến 7/2006

Thử nghiệm tiến hành trên 15 bệnh nhân mắc ung thư tụy, phổi, biểu mô tế bào gan giai đoạn III và IV, được tiêm một trong 5 liều khác nhau Huachansu. Một chu kì điều trị gồm 14 ngày dùng thuốc liên tục và 7 ngày nghỉ. Liều có thể nâng cao gấp 8 lần bình thường nhưng cũng không thấy trường hợp nào bị ngộ độc, không thấy có sự thay đổi đáng kể nào về triệu chứng liên quan đến ung thư xảy ra.Trong số 15 bệnh nhân có 6 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (40%) có tình trạng ổn định trong 6 tháng; có 1 bệnh nhân có kích thược khối u giảm 20% và ổn định trong 11 tháng

Giai đoạn 2: Thử hiệu quả và an toàn khi sử dụng phối hợp Huachansu với gencitabin-oxaliplatin với bệnh nhân bị ung thư tụy.

Một nghiên cứu khác về hiệu quả và an toàn khi sử dụng Huachansu[6] kết hợp với gemcitabin – oxaliplatin trong điều trị bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tiến triển đã được công bố 7/2008: thử nghiệm trên 25 bệnh nhân (42-78 tuổi), mỗi bệnh nhân nhận được trung bình 5 liệu trình điều trị, trong 25 bệnh nhân có 23 bệnh nhân được đánh giá kết quả (có 8 bệnh nhân có đáp ứng 1 phần và 7 bệnh nhân được chứng minh có tình trạng ổn định, ung thư tiến triển trong 8 bệnh nhân còn lại). Độc tính chủ yếu là giảm bạch cầu, tiểu cầu, không thấy độc trên hồng cầu, không có trường hợp bào chết do độc tính, chất lượng cuộc sống bệnh nhân được cải thiện hơn.

Một báo cáo mới nhất công bố tháng 3 năm 2010[5] về tác dụng của cinobufagin-  bufadienolid chính trong nhựa cóc Trung Quốc Bufo bufo gargarizans làm ức chế sự phát triển của khối ung thư do có tác dụng lên quá trình “cái chết tế bào qua trung gian ty thể”. Theo báo cáo này, cinobufagin có tác dụng ức chế quá trình kéo dài thời gian sống của tế bào và kích thích con đường “cái chết tế bào” bằng cơ chế tăng giải phóng cytocrome c – enzyme có vai trò quan trong của các phản ứng oxy hóa khử trong cơ thể, khử các gốc tự do. Cytocrome c được giải phóng sẽ hoạt hóa capsase 9 và capsase 3 có vai trò quan trọng trong “con đường cái chết tế bào qua trung gian ty thể”.

Ở Việt Nam chưa có báo cáo nào về tác dụng điều trị , hỗ trợ điều trị ung thư của các sản phẩm có nguồn gốc từ cóc Viêt Nam Bufo melanostictus.

Dân gian hay truyền nhau cách làm giảm khối U ở da bằng cách cứu ngải với da cóc: dùng điếu ngải lên miếng da cóc vừa bóc từ con cóc khỏe mạnh úp lên mặt khối u; chầm chậm di điếu ngải lên bề mặt khối u, đến khi miếng da khô cong là được, sau mỗi lần cứu da cóc thì khối u lại nhỏ đi một chút. (Nam dược thần hiệu)

Một bài chữa thũng độc (Nam dược thần hiệu): dùng cóc 1 con, chặt nát, vôi đá đập nát sao vàng, hai thứ cùng giã nát như bùn mà đắp vào, khô lại thay đến khi tiêu hết mới thôi.

Sản phẩm mới nhất làm từ cóc dùng để hỗ trợ điều trị ung thư ở Việt Nam hiện nay là Linh Đan Thiềm ô châu[6] (nguyên liệu là cóc cả con, được luyện theo phương pháp bí truyền tạo thành linh đan – những viên ngọc màu đen) của cơ sơ Nam Y Đạo Pháp DS. Lương y Đào Kim Long. Linh đan Thiềm ô châu đã được sử dụng kết hợp với các vị thuốc Nam từ nhiều năm nay và cho kết quả rất tốt trong điều trị nhiều bệnh ung thư (ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thu trực tràng, ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tử cung,các bệnh bạch cầu cấp tính mãn tính dòng L và dòng M, bệnh suy tiểu cầu…) và chưa thấy trường hợp nào bị ngộ độc.

Nghiên cứu cho thấy trong Thiềm ô châu có hàm lượng đáng kể Selen và Kẽm – hai nguyên tố vi lượng có vai trò nâng cao chức năng của hệ miễn dịch. Dịch cồn chiết từ Linh đan Thiềm ô châu phát quang vàng dưới ánh sáng tử ngoại UV 254nm. Đặc biệt hơn, khi thử độc tính trên chuột nhắt trắng đã không tìm được liều LD50, vì thực tế không tìm được liều chết. Kết quả này thực sự bất ngờ vì Linh đan Thiềm ô châu được chế từ nguyên con Cóc – Bufo melanostictus, một loài cóc có nhiều chất độc. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp ngộ độc sau khi ăn gan, mât, da cóc[7]. Kết quả này một lần nữa khẳng định, thuốc chế theo những phương thức cổ truyền rất an toàn.

Từ các kết quả trên cho thấy, con cóc Trung Quốc và Việt Nam là 2 trong số 16 loài cóc độc nhưng Huachansu và Thiềm ô châu lại thực sự có hiệu quả và an toàn trong điều trị, hỗ trợ điều trị ung thư. Là người làm khoa học, chúng ta cần phải thừa nhận rằng Thiềm ô châu hay Huachansu là con đường mới trong điều trị ung thư. Tuy cùng đi từ con cóc nhưng chúng ta có thể nhận thấy rằng cóc Việt Nam – Bufo melanostictus và Trung Quốc Bufo bufo gargarizans là hai loài khác nhau, có thành phần Bufadienolides khác nhau. Linh đan Thiềm ô châu có thể là bước đi riêng và độc đáo của y khoa Việt Nam. Chúng ta nên tiến hành nhiều đề tài khoa học nghiên cứu và phát triển thuốc điều trị ung thư từ Cóc Việt Nam – Bufo melanostictus dựa trên những kết quả đã đạt được từ Linh đan Thiềm ô châu.

Bài viết có tham khảo một số tài liệu:

[1]: Amphibian Species of the World 5.4, an Online Reference

[2]: http://en.wikipedia.org/wiki/Bufotoxin

[3] Chemical constituents of Vietnamese toad venom collected from Bufo melanostictus Schneider. Part I. The sterols.Verpoorte R, Phan-Quốc-Kinh, Svendsen AB.PMID: 542013

[4] http://www.news-medical.net/news/20090925/Huachansu-may-slow-cancer-progression.aspx

[5] Cinobufacini, an aqueous extract from Bufo bufo gargarizans Cantor, induces apoptosis through a mitochondria-mediated pathway in human hepatocellular carcinoma cells.

Qi F, Li A, Zhao L, Xu H, Inagaki Y, Wang D, Cui X, Gao B, Kokudo N, Nakata M, Tang W.

[6] Efficacy and safety of gemcitabine-oxaliplatin combined with huachansu in patients with advanced gallbladder carcinoma.

Qin TJ, Zhao XH, Yun J, Zhang LX, Ruan ZP, Pan BR.

Department of Medical Oncology, First Affiliated Hospital of Medical School of Xi’an Jiaotong University, Xi’an 710061, Shaanxi Province, China.

[7] Báo cây thuốc quý số 135 trang 8,9 và 32.

Nam Y Đạo Pháp biên tập và tổng hợp

Hà Nội, 4/2010