Y HỌC DÂN TỘC CỨU NGƯỜI: Ung thư di căn vẫn sinh con!
Đầu tháng Hai 2009, tôi tình cờ gặp chồng chị Sinh, nhân vật chính trong bài viết “Ung thư di căn vẫn sống khỏe” đăng trên Tri thức trẻ số 278/2009 tại gia đình lương y Đào Kim Long (Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Hà Nội). Mặc dù đã vào phòng khách riêng của lương y, song vì có người lạ, người đàn ông thô ráp, vóc dáng lực điền cao trên mét bẩy mươi có nước da bánh mật, mái tóc cắt cua vẫn không giấu được nét mặt bối rối, bước đi vụng về. Với kinh nghiệm nhiều năm tiếp xúc với đủ dạng tâm trạng cuộc đời, ông Long điềm đạm: “Có gì, chú cứ nói, đừng ngại!”.
Chồng chị Sinh lúng búng: – Thưa thầy, nhà em đã có…thai…
Chị Sinh bị ung thư tuyến giáp, đã phẫu thuật cắt bỏ khối u đầu năm 2004. Bốn năm suôn sẻ trôi qua. Đầu năm 2008 bệnh lại tái phát. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ kết luận: “Ung thư di căn”. Tồi tệ hơn – theo lời bác sĩ – vì các tế bào ung thư phát triển thành nhiều “hạt”, kích thước nhỏ, nằm rải rác ở nhiều vị trí khác nhau, nên giải pháp thích hợp nhất chỉ có thể uống biệt dược để làm chúng “tiêu” dần. Bác sĩ kê đơn với cơ số thuốc uống trong thời gian 10 ngày, sau đó khám lại (có thể phải điều chỉnh thuốc).
Uống hết ba đợt theo đơn bác sĩ là người nhà tại một Bệnh viện lớn ở Hà Nội bệnh tình không đỡ, trong tâm trạng vừa hoang mang vừa lo sợ – nghe người thân mách bảo, chị chuyển sang Bệnh viện khác, rồi đến cả cơ sở khám chữa bệnh tư nhân nổi tiếng ở đường Điện Biên Phủ – tổng cộng thêm 60 ngày. Thân thể ngày càng rã rời, đến uống ngụm nước cũng khó nuốt. Đau cổ, nhức đầu…mất ngủ.
Cuộc đời chán nản của chị Sinh đã rẽ sang bước ngoặt đầy hứa hẹn sau cuộc gặp tình cờ với chú em họ Trần Văn Núi, đầu tháng Bẩy 2008. Trước đó gần bốn năm – cuối năm 2004, anh Núi bị ung thư đại tràng (kết quả chẩn đoán của Bệnh viện Sơn Tây và Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức, Hà Nội). Cuối tháng giêng 2005, các bác sĩ Bệnh viện Việt-Đức đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ gần nửa mét ruột bị bệnh, sau đó tiếp tục phác đồ điều trị hóa chất.
Tháng Sáu 2005, sau khi kết thúc liệu trình hóa trị, mặc dù cơ thể khỏe mạnh bình thường và kết quả xét nghiệm siêu âm khẳng định, không có dấu hiệu ung thư, song qua báo chí, với hy vọng củng cố sức khỏe sau phẫu thuật và hóa trị, ngay đầu tháng Bẩy, anh tìm đến lương y Đào Kim Long, để uống thuốc dân tộc cổ truyền.
Sau khi bắt mạch, nghe kể bệnh tình và đọc hồ sơ bệnh án của anh Núi, ông Long chậm rãi bảo rằng, quyết định của anh là đúng đắn. Bởi đã bị ung thư (bất kể “ác” hay “lành”), dù có áp dụng tất cả các giải pháp hiện có của y học hiện đại (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và liệu pháp tế bào gốc) – cũng không thể loại trừ được nguy cơ di căn. Vì thế cần phải liên tục bồi bổ sức khỏe, nhằm không ngừng củng cố khả năng chiến đấu của hệ đề kháng cơ thể trong nỗ lực loại bỏ tế bào ung thư. Và ngay cả khi đã uống thuốc dân tộc cổ truyền, con bệnh vẫn có thể tái phát. Thực tế ông Long đã và đang phải giải quyết không ít trường hợp bệnh nhân như thế. Vấn đề của người không may mắc bệnh là phải xác định tinh thần kiên trì chiến đấu, giành giật sự sống.
Đúng như lời lương y Đào Kim Long (cựu giảng viên Đại học Dược, Hà Nội; nhà khoa học Việt Nam đầu tiên tìm ra sâm Ngọc Linh), từ ngày uống thuốc y học cổ truyền của ông, da dẻ anh Núi hồng hào, người khoan khoái hơn, nhưng đến tháng Ba 2008 (tức trên ba năm, kể từ thời điểm phẫu thuật) trên cổ anh bỗng nhiên xuất hiện cái “bướu” cỡ quả nhãn. Không đau đớn, nhưng vẫn gây cảm giác khó chịu và người uể oải, mất ngủ. Đi bệnh viện khám, làm xét nghiệm, bác sĩ kết luận: “Ung thư đại tràng đã di căn lên tuyến giáp trạng!”.
Không ngạc nhiên trước diễn biến bệnh tình của anh Núi, ngoài điều chỉnh các vị thuốc, ông Long khuyên nên uống thêm linh đan Thiềm ô châu (bột cóc tán nhỏ sau khi đã luyện thành than – sản phẩm bí truyền) – mỗi ngày uống hai gói (mỗi gói 2,5 gam). Sau khoảng ba tháng uống thuốc sắc kèm linh đan Thiềm ô châu, cái “bướu” trên cổ biến mất, người khỏe lại bình thường.
Thế nên hôm gặp chị Sinh, không cần giải thích dài dòng, nhìn cái cổ nhẵn thín của chú em họ, chị tin luôn và ngay Chủ nhật tuần đó, chị nhờ chú Núi đưa về Hà Nội gặp thầy Long.
Tính đến tháng Hai 2009, với anh Núi đã hơn ba năm, với chị Sinh – đã hơn nửa năm, bất kể trời nắng hay trời mưa – tháng nào họ cũng một vài lần phóng xe máy từ huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), vượt cầu Trung Hà, qua thị xã Sơn Tây, chinh phục chặng đường trên 80 km về Hà Nội để đến với lương y Đào Kim Long.
Trở lại với câu chuyện “khó nói” của chồng chị Sinh đã đề cặp ở đầu bài viết. Mặc dù chưa đầy bốn tháng uống thuốc sắc và linh đan Thiềm ô châu, thấy phong độ của vợ gần như bình thường, song theo lời chị (thực ra là lời của thầy Long) – con bệnh vẫn có thể tái phát, thương vợ, anh chồng đã nhiều đêm cắn răng kiềm chế, để tránh nguy cơ bị “vỡ kế hoạch”. Song vì những lời “nói xa nói gần” của bà con và người thân trong gia đình đã thời gian dài dồn dập đập vào tai anh – một chi trưởng của dòng họ chưa có con trai – trong một đêm mát trời, anh đã tặc lưỡi, làm liều.
Thường thì anh vẫn phó mặc việc về Hà Nội cắt thuốc cho vợ. Biết vợ có thai, anh tự giác thực hiện công việc đó nhằm hai mục đích. Thứ nhất, muốn tự mình tham khảo cách thức “giải quyết” của thầy thuốc – trường hợp bắt buộc phải phá thai; thứ hai, biết cần lo chạy thêm bao nhiều tiền – trường hợp phải thay đổi loại thuốc khác, cao cấp hơn để điều trị cho vợ vì những rắc rối do bản thân gây ra. Trong tâm trạng ngổn ngang như vậy, nên anh đã bối rối không khác gì gà mắc tóc, khi xuất hiện tại phòng khách gia đình lương y Đào Kim Long.
Gương mặt ảm đạm của chồng chị Sinh bỗng chốc rạng rỡ, ngay khi ông Long nói câu đầu tiên. Thầy nói, thứ nhất, anh không phải lo “giải quyết” gì, cái thai cứ để nguyên. Vợ anh sẽ sinh con bình thường. Thêm nữa, không phải lo chạy thêm tiền, thuốc sẽ thay đổi một số vị, nhưng giá không đổi. Chú về nói với cô ấy, cứ yên tâm uống đều thuốc sắc và linh đan – đủ tháng, đủ ngày, sẽ được “mẹ tròn con vuông”.
Thường thì, sau thời gian nhất định, câu chuyện trên sẽ tự động bị xóa trong bộ nhớ quá nhiều sự kiện phải ghi lại của tôi. Bởi phàm đã bị ung thư di căn, mong kéo dài cuộc sống bản thân đã khó, hy vọng gì đến việc sinh con. Mặt khác, an ủi và nỗ lực tạo tâm lý lạc quan cho người bệnh vẫn là liệu pháp trị bệnh phổ biến được các thầy thuốc áp dụng. Thế nhưng riêng trường hợp này, bộ nhớ của tôi đã phải khôi phục câu chuyện trên. Đầu tháng 11/2009 trong lần lên nhà lương y Đào Kim Long cắt thuốc, tôi hoàn toàn bị bất ngờ sau câu hỏi bâng quơ, khi chứng kiến bà Điệp – phu nhân gia chủ sai cô con dâu cắt tiết con gà trống thiến béo ngậy.
– Quà con trai đầy tháng, chồng cô Sinh mới biếu hôm qua! – Bà Điệp thật thà đáp lời.
Ung thư di căn, đã 42 tuổi, vẫn sinh con bình thường? – Dù biết, đó là sự thật, song bệnh tò mò nghề nghiệp vẫn xui khiến tôi “chất vấn” cho ra nhẽ tác giả kỳ tích – lương y Đào Kim Long.
– Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, đóng vai trò điều khiển mọi hoạt động của cơ thể – như thời gian mấy chục năm trước giảng dạy cho sinh viên Đại học Dược Hà Nội, dược sĩ-lương y Đào Kim Long ân cần giải thích – Tuyến này nằm phía trước cổ, hình dạng giống con bướm, ở vị trí ngang đốt xương sống C5 –T1. Tuyến giáp sản xuất các hoóc-môn thyroxine (T4) và triodothyroxin (T3), nhận ảnh hưởng điều hòa của hoóc-môn TSH từ tuyến yên trên não. Hoóc-môn T4/T3 có vai trò điều hòa nhiều họat động chuyển hóa của cơ thể. Trong đó có nhiệm vụ tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trường phát dục; kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp; tác động đến hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến sữa; tăng cường quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết; kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh.
Vì thế, một khi tuyến giáp bị bệnh – DS. lương y Đào Kim Long nói tiếp – không chỉ với người mang thai như chị Sinh, mà người không có thai cũng xảy ra rất nhiều rắc rối, cơ thể không thể duy trì hoạt động bình thường. Riêng trường hợp chị Sinh, bài thuốc sẽ phải điều chỉnh nhiều, vì ung thư tuyến giáp đã di căn, cũng may, mới ở giai đoạn ba (theo lý thuyết của ông Long, ung thư phát triển theo trình tự bốn giai đoạn. Giai đọan đầu: Tế bào lạ xuất hiện tại một cơ quan hoặc tổ chức nào đó của cơ thể; Giai đoạn hai: Tế bào lạ, u lạ phát triển rộng tại chỗ; Giai đoạn ba: Di căn ra toàn bộ tổ chức hoặc cơ quan đó; Giai đoạn cuối: Di căn xa hơn, lan sang những bộ phận khác, cơ quan khác của cơ thể, thí dụ như trường hợp của anh Núi trong bài viết: từ ung thư đại tràng di căn đến ung thư tuyến giáp).
Trước khi chị Sinh có thai, các vị thuốc của tôi chỉ nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chính: củng cố, tăng cường sức khỏe các cơ quan của cơ thể, nhất là hệ miễn dịch và làm sạch môi trường bên trong cơ thể (nội môi). Chính nội môi bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa protein và khiến cho số lượng tế bào lạ (tế bào ung thư) tăng đột biến trong cơ thể (theo nghiên cứu mới nhất của Mỹ, mỗi ngày cơ thể chúng ta phải đối phó với sự xuất hiện của khoảng 4 ngàn phần tử phá hoại nguy hiểm này). Bình thường, khi cơ thể khỏe mạnh, tức quá trình chuyển hóa protein không bị rối loạn, nội môi không bị ô nhiễm, hệ miễn dịch của cơ thể hoàn toàn có khả năng tiêu diệt tế bào lạ.
Ngoài vai trò giúp hệ miễn dịch loại bỏ tế bào lạ và làm sạch nội môi như đã nói, bài thuốc cắt cho chị Sinh từ ngay có thai phải gánh thêm nhiệm vụ mới: loại bỏ hiện tượng y học hiện đại vẫn gọi là “nhiễm độc thai nghén” và nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. “Nhiễm độc thai nghén” thực chất chỉ là phản ứng sinh học của cơ thể do bỗng nhiên phải đảm bảo nhu cầu dưỡng chất để nuôi sống gần như hai người – lương y Đào Kim Long giải thích – vì thế tất cả các bộ phận của cơ thể người mẹ phải gồng lên, làm việc vất vả gần gấp đôi bình thường.
Cũng vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có những cơ quan hoặc cả hệ bình thường vốn đã làm việc kém hiệu quả do mắc bệnh hoặc khuyết tật bẩm sinh sẽ không thể theo kịp cường độ lao động mới. Và vì thế sẽ nảy sinh đủ loại rối loạn, phổ biến nhất là các bệnh liên quan đến thận, các bệnh tim mạch và tiểu đường. Tình trạng “nhiễm độc thai nghén” sẽ nghiêm trọng hơn với phụ nữ có thai là con trai. Bởi để phát triển bình thường, vào thời điểm nhất định của thai kỳ, cơ thể thai nhi sẽ buộc cơ thể người mẹ phải cung cấp lượng testosteron (hoóc-môn nam giới) cao hơn nhiều lần so với dự trữ sẵn có của cơ thể người mẹ (vốn tự nhiên không cần nhiều hợp chất này). Và vì thể sinh ra mâu thuẫn, cơ thể suy sụp.
Nhờ kỹ năng sử dụng các vị thuốc dân tộc sẵn có, dễ mua theo bí quyết “Kỳ môn y pháp”, chúng tôi đã giúp gia đình chị Sinh thỏa mãn giấc mơ – lương y Đào Kim Long kết thúc cuộc trả lời “chất vấn”.
(Vì hoàn cảnh tế nhị, xin phép đổi họ tên thật của bệnh nhân)
Ngọc Báu